Tin tổng hợp

Đề xuất giải pháp cấp thiết cho vùng xâm nhập mặn miền Tây

Ngày đăng: 20-03-2020 09:38:08

Trước tình hình thiếu nước, mặn đang xâm nhập vào các kênh nội đồng những ngày cuối năm 2019 và những tháng đầu năm 2020, cư dân vùng ĐB SCL đang gặp rất nhiều khó khăn. Tự tạo thiết bị chưng cất nước mặn thành nước ngọt với chi phí thấp nhằm trữ nước ngọt, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân được đề xuất bởi KTS. Lê Anh Tuấn. Giải pháp đã được áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực.

Có khá nhiều đề tài nghiên cứu về chủ đề chuyển nước mặn thành nước ngọt, có khác nhau chính là giá thành, hiệu suất, bảo quản và tuổi thọ.

Giải pháp KTS đưa ra dành cho quy mô gia đình từ 3-4 người, chi phí thấp, không dùng điện hay than củi lại dễ quản lý và vận hành.

Nguyên lý hoạt động của thiết bị dựa trên phương pháp chưng cất nước mặn nhưng hoàn toàn dùng năng lượng mặt trời tạo ra hiệu ứng nhà kính khiến không khí nóng lên, nước mặn bốc hơi, để lại muối và và các tạp chất hoà tan. Hơi nước ngưng tụ trên thành kính và được gom lại đưa ra ngoài.

Ưu điểm của thiết bị: không phát thải khí nhà kính, không có hóa chất, nước ngọt tạo ra không phải lọc lại mà sử dụng được ngay. Khi đặt giữa trời vào mùa khô, từ tháng 2 – tháng 4, mỗi ngày có thể chưng cất được cỡ 8 – 10 lít nước hoàn toàn sạch.

Xem tất cả ảnh

Hình ảnh mô tả nguyên lý hoạt động của thiết bị.

Giải pháp này đã được thử nghiệm ở Huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng năm 2011. Cạnh mỗi bề hộp hình vuông là 1,5m, kính đặt nghiêng hình bánh ú. Mái nghiêng của kính từ 30 – 45 độ. Đáy bằng bê-tông hay kim loại.

Xem tất cả ảnh

Xem tất cả ảnh

Hình ảnh thực tế của thiết bị.

Đây là giải pháp có khả năng ứng dụng rộng rãi, thân thiện với môi trường. Cũng do hệ thống hoạt động liên hoàn, theo một chu trình khép kín nên có thể hoạt động liên tục. Người dân vùng ngập mặn hoàn toàn chủ động nguồn nước sạch phục vụ sinh hoạt và sản xuất hàng ngày.

Bài viết liên quan

zalo
zalo
0766722755